Kết quả tìm kiếm cho "kênh Sà Lôn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 469
Với quan điểm xem doanh nghiệp (DN) là hạt nhân, là trọng tâm trong phát triển kinh tế, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết tâm thực hiện vai trò kiến tạo, hỗ trợ DN phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Tối 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)” và tưởng niệm 198 năm Ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Sáng 14/11, UBND tỉnh An Giang phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở 77 khóm, ấp trên địa bàn huyện Tri Tôn diễn ra từ ngày 6/11 – 18/11/2024, trong không khí rộn ràng, ấm áp nghĩa tình. Đây cũng là dịp tăng cường khối đoàn kết, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Trải nghiệm mùa nước nổi là chuyến du lịch dân dã, mà mỗi nơi đặt chân đến sẽ có một cảm nhận khác nhau. Ngắm cảnh bình minh rực rỡ, hoàng hôn lấp lánh và yên bình, đồng hành cùng người bản địa quây quần bắt cá, chế biến món ăn đồng quê… sự thú vị này không phải nơi đâu cũng có được.
Chiều 6/11, UBMTTQVN huyện Tri Tôn chọn ấp Sà Lôn (xã Lương Phi) làm điểm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm; Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tri Tôn, hòa thượng Chau Sơn Hy đến dự.
Bạn đang có nhu cầu cần hải sản nhưng ngại ra chợ? Hãy ghé ngay Hải Sản Ông Giàu để được hỗ trợ lên đơn và giao hàng tận nơi nhanh chóng nhất. Là một trong những đơn vị cung cấp hải sản uy tín nhất hiện nay, Hải sản Ông Giàu cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, từ chất lượng cho đến đều tận tâm.
Từ những chiếc bè đơn điệu, làng bè Châu Đốc đã khoác lên mình gam màu tươi sáng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng sông Hậu. Làng bè sắc màu Châu Đốc với những chiếc bè cá đủ màu sắc rực rỡ trở thành điểm nhấn mới lạ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá. Khi đến du lịch (DL) tại làng bè, du khách có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản sông nước và tận hưởng không khí trong lành.
Với vùng đất đầu nguồn chín nhánh Cửu Long, mùa nước nổi là sự tuần hoàn của đất trời, là người bạn “thâm niên” đi cùng bao thế hệ người dân châu thổ. Dù hiện nay có phần “đổi tính” nhưng mùa nước nổi vẫn là nguồn sống của dân câu lưới, vẫn mang trong mình nét đẹp chân chất pha chút mộng mơ, hoài niệm của miền Tây.